Cây thuốc bỏng và công dụng chữa bệnh của cây thuốc bỏng

Cây thuốc bỏng là loài cổ nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vách đá, ven suối, nơi có nhiều ánh sáng, cũng thường được trồng. Trồng bằng lá, vì nó có khả năng tạo thành cây ra từ nách các vết khía của mép lá. Thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi.

5356d5c5f3d359d

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THUỐC BỎNG

Cây sống đời, trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử, tầu púa sung (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THUỐC BỎNG

Lá. Thu hái quanh năm. Thường dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THUỐC BỎNG

Cả cây chứa bryophyllin, các acid hữu cơ: citric, isocitric, malic.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THUỐC BỎNG

Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc. Dùng trong, ngày 20- 40g lá tươi, giã, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THUỐC BỎNG

Cây thuốc bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinnata thuộc họ CRASSULACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY THUỐC BỎNG

18_Sep_2014_033712_GMTk2 (1)

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40- 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thuỳ, ít khi 5- 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THUỐC BỎNG

Tháng 1- 3.

8. PHÂN BỐCỦA CÂY THUỐC BỎNG

Cây mọc hoang ở đất khô cằn. Còn được trồng làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin về cây thuốc bỏng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thuốc bỏng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)