Cây mạn kinh và công dụng của cây mạn kinh

Cây mạn kinh là loài của Ấn  Ðộ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaixia. Ở nước ta cây mọc hoang chủ yếu ở vùng ven biển, đến sau rừng ngập mặn, từ Thanh Hoá qua Ðà Nẵng trở vào đến Tiền Giang (Gò Công) và Kiên Giang (Hà Tiên). Thu hái lá quanh năm, thường là mùa hạ. Thu hái quả vào mùa thu, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô, để nơi râm mát, khô ráo, khi dùng có thể sao qua.

Mankinh1

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MẠN KINH

Đẹn ba lá, quan âm, từ bi biển, mác nim (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MẠN KINH

Quả. Thu hái từ tháng 9- 11. Phơi hoặc sấy khô. Dùng sống hoặc sao nhẹ.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MẠN KINH

Quả chứa alcaloid vitricin. Lá chứa tinh dầu trong có L- a-pinen, camphen, terpinyl acetat, diterpen alcol, các flavonoid: aucubin, agnusid, casticin, orientin, iso-orientin, luteolin 7-glucosid.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẠN KINH

Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhức hai bên thái dương, đau nhức mắt, tăng nhãn áp, thấp khớp, đau dây thần kinh. Ngày 6- 12g quả, dạng thuốc sắc hoặc 2- 3g dạng thuốc bột.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MẠN KINH

Cây mạn kinh có tên khoa học là VITEX TRIFOLIA L.f thuộc họcVERBENACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY MẠN KINH

18_Sep_2014_092527_GMTv1

Cây nhọ, cành non hình vuông, có lông mềm. Lá kép, 3 lá chét, mọc đối, mặt dưới phủ lông mềm màu trắng, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành, hoa màu tím nhạt. Quả hình cầu, có đài tồn tại. Loài Vetex ovata Thunb cũng được dùng làm thuốc với tên là mạn kinh.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MẠN KINH

Tháng 4- 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY MẠN KINH

Cây mọc hoang ở vùng ven biển.

Trên đây là một số thông tin về cây mạn kinh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mạn kinh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)