Cây ngoi và công dụng chữa bệnh của cây ngoi

Cây ngoi là loài bản địa ở châu Mỹ, cụ thể là ở những khu vực phía Nam của Hoa Kỳ lục địa (nam Florida và Thung lũng Rio Grande tại Texas), Bahamas, México, Trung Mỹ, vùng Caribê, và phía Bắc của Nam Mỹ, bao hàm cả quần đảo Galápagos. Nó được tin rằng đã được đưa vào Philippines bởi người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, từ đó phân tán ra khu vực Malesia, Úc và lục địa châu Á. Nó cũng có thể được du nhập vào Tây Phi từ vùng Caribê thông qua việc buôn bán nô lệ châu Phi. Tuy nhiên nó không hiện hữu ở phần lớn khu vực Nam Mỹ. Hiện nay, cây được đánh giá là có phạm vi phân bổ khắp các miền nhiệt đới trên trái đất. Tại Việt Nam cây mọc hoang ở nhiều nơi, thường gặp rải rác ở bãi đất hoang, bụi rậm, ven rừng; có nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn và cả Hà Nội.

cay ngoi

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY NGOI

Cà hôi, cà lông, la rừng, phô hức (Tày), co sà lang (Thái), toong muốc

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY NGOI

Lá thu hái quanh năm. Dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGOI

Lá chứa tinh dầu, saponin và các alcaloid: solanin, solasodin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY NGOI

Chữa trị, lao hạch: Lấy lá tươi, giã nát, sao nóng, đắp vào chỗ trĩ đã rửa sạch hoặc chỗ hạch, băng lại. Nên đắp thuốc vào buổi tối. Chữa hắc lào, ghẻ lở: Nước ép đặc từ lá tươi giã nát, dùng bôi. Chữa sán trâu bò: Lá nấu nước cho uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NGOI

Ten khoa học của cây ngoi là SOLANUM VERBASCIFOLIUM L thuộc họ SOLANACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY NGOI

18_Sep_2014_101234_GMTs3

Cây nhỏ, cao 1-3m, thân và cành non có lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống, mép nguyên và có lông ở cả hai mặt. Cụm hoa hình xim, mọc ở đầu cành hay kẽ lá, hoa màu trắng. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu vàng. Nhiều hạt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY NGOI

Hoa: Tháng 3-6; Quả: Tháng 7-10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY NGOI

Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.

Trên đây là một số thông tin về cây ngoi, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ngoi được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)