Cây hồi đầu và công dụng của cây hồi đầu

Cây hồi đầu là loài cây của Á châu, phân bố ở Trung quốc, các nước Đông Dương, Malaixia và Inđônêxia. Ở nước ta, Hồi đầu mọc hoang ở các tỉnh vùng núi thấp miền Bắc Việt Nam, mọc nhiều ở chỗ ẩm mát, ven suối, trong rừng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái. Có thể trồng bằng thân rễ như trồng Nghệ vào mùa xuân, mùa thu. Người ta thu hái thân rễ vào mùa hè, thu, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao vàng.

DSC02043

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Cỏ vùi đầu, thuỷ điền thất, mằn tảo láy (Tày), vạn bố, bơ pỉa mến (Thái), vùi sầu

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Rễ củ. Thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, ủ cho mềm rồi thái lát, tẩm gừng, sao thơm.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Rễ củ chứa saponin steroid, khi thuỷ phân cho diosgenin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Chữa tiêu hoá kém, đau bụng, vàng da do viêm gan siêu vi trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau dây thần kinh toạ, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, kinh nguyệt không đều. Ngày 2- 4g rễ dạng thuốc viên hoặc bột, có thể dùng đến 20g sắc uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Cây hồi đầu có tên khoa học là TACCA PLANTAGINEA (Hance) Drenth thuộc họ TACCACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY HỒI ĐẦU

18_Sep_2014_090730_GMTt2

Cây cỏ, cao 20-30 cm. Rễ củ, hình tròn, mọc cong lên. Không có thân. Lá mọc thẳng từ rễ. Phiến lá nguyên, lượn sóng, men theo cuống đến tận gốc. Cụm hoa hình tán, 6- 10 hoa trên một cán cong, 4 lá bắc màu tím đen. Hoa màu tím. Quả nang.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Tháng 9-12.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HỒI ĐẦU

Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát, ven suối.

Trên đây là một số thông tin về cây hồi đầu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hồi đầu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)