Cây mò mâm xôi và tác dụng cây mò mâm xôi

Mò mâm xôi phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam đến Malaysia. Ớ nước ta, cây này mọc tự nhiên khắp nơi, ở các bãi đất bỏ hoang, ven đường, ven rừng và cũng dược trồng. Thu hái rễ và lá quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi hay sấy khô, có thể dùng tươi.

Mo-mam-xoi

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA MÒ MÂM XÔI

Mò mâm xôi còn có tên gọi khác là mò trắng, bấn trắng, ngọc nữ thơm, puồng pỉ (Tày) búng súi mía (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA MÒ MÂM XÔI

Rễ. Thu hái vào tháng 7 – 8. Đào cả cây, cắt bỏ thân lá, rễ rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

3. CÔNG DỤNG CỦA MÒ MÂM XÔI

Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm. Chữa viêm tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt, lở ngứa, đau nhức xương, đau lưng, vàng da, huyết áp cao: Ngày 12-16g dạng sắc hoặc viên. Nước sắc còn dùng rửa, trị vết thương nhiễm trùng, bỏng, lở loét.

4. TÊN GỌI KHOA HỌC CỦA MÒ MÂM XÔI

CLERODENDRUM FRAGRANS (Vent.) Willd thuộc họ VERBENACEAE  

5. MÔ TẢ CỦA MÒ MÂM XÔI

5943121196_c9f028afe4

Cây nhỏ, cao 0,5-1,5m; cành non vuông, có lông. Lá mọc đối, có cuống dài và có lông ở cả hai mặt; mép lá khía răng hay uốn lượn. Hoa mầu trắng, mọc ở đầu cành, tụ tập thành đầu như mâm xôi. Quả mọng, hình cầu, có đài tồn tại. Các loài xích đồng nam (C.squamatum Vahl); bạch đồng nữ (C.viscosum Vent.), ngọc nữ đỏ (C.paniculatum L.) cũng được dùng.  

6. MÙA HOA QUẢ CỦA MÒ MÂM XÔI

Tháng 5 – 8.  

7. PHÂN BỐ CỦA MÒ MÂM XÔI

Cây mọc hoang ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây mò mâm xôi, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mò mâm xôi được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)