Cây vọng cách và công dụng của cây vọng cách

Cây vọng cách có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được vùng đất thường xuyên ngập nước mặn đến nước lợ và nước ngọt. Xuất hiện từ ven biển, đầm lầy đến ven suối, ven trảng rừng ở cao độ 0-300 m, nơi có ánh sáng toàn phần đến bóng râm một phần. Vọng cách mọc hoang phân bổ từ miền Nam Trung Quốc tới Ấn Độ, khắp vùng Đông Nam Á, Úc và các đảo tây Thái Bình Dương

vong-cach

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Cây cách, cách núi

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Lá và rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Vỏ thân chứa alcaloid premnin, ganiarin. Rễ chứa tinh dầu.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Chữa sốt, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, bí tiểu tiện, đầy bụng, khó tiêu, thấp khớp. Còn làm thuốc lợi sữa, thông tiểu. Ngày dùng 30-50g lá tươi giã nhỏ, ép lấy nước uống, hoặc 10-15g rễ hay lá khô sắc uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Vọng cách có tên khoa học là PREMNA INTEGRIFOLIA Roxb thuộc họ VERBENACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY VỌNG CÁCH

18_Sep_2014_073020_GMTp21

Cây nhỡ, cao 5-7m. Cành non có cạnh, cành già đôi khi có gai. Lá mọc đối, mép nguyên hoặc khía răng rất nhỏ ở gần đầu lá, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới rất nhạt. Cụm hoa hình ngù mọc ở ngọn gồm nhiều hoa màu trắng hoặc hơi xanh lục. Quả hạch, màu đen, hình cầu hoặc hình trứng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Tháng 5-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY VỌNG CÁCH

Cây được trồng làm cảnh và lấy bóng mát.

Trên đây là một số thông tin về vọng cách, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây vọng cách được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)