Cây mỏ quạ và công dụng của cây mỏ quạ

Cây mỏ quạ  là loài phân bố ở các nước nhiệt đới Á châu, Ðông Phi châu, Úc châu. Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào từ Lào Cai, Vĩnh Phú đến Quảng Trị, Lâm Ðồng và Ðồng Nai. Thu hái quanh năm, rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá thu hái quanh năm, bỏ cuống, dùng tươi hoặc nấu cao.

maclura-cochinchinensis-lour-corner

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MỎ QUẠ

Hoàng lồ, cây bớm, sọng vàng, gai mang, nam phịt (Tày), gai vàng lồ

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MỎ QUẠ

Rễ và lá. Thu hái quanh năm. Lá dùng tươi. Rễ phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MỎ QUẠ

Rễ và lá chứa flavonoid.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MỎ QUẠ

Lá tươi rửa sạch bỏ cọng giã nhỏ hoặc nấu cao đắp chữa các vết thương phần mềm. Nếu vết thương xuyên thủng, đắp hai bên, băng lại. Ngày làm một lần. Rễ chữa thấp khớp, phù thũng, ứ huyết, bế kinh, bị đánh tổn thương: Ngày 10- 30g sắc uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MỎ QUẠ

Tên khoa học của cây mỏ quạ là MACLURA COCHINCHINENSIS (Lour.) Corner thuộc họ MORACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY MỎ QUẠ

m1

Cây bụi, có cành vươn dài. Vỏ thân màu xám có chấm trắng. Thân và cành có nhiều gai cong xuống. Lá mọc so le, mặt trên xanh bóng. Cụm hoa hình cầu mọc ở kẽ lá, màu vàng nhạt. Quả kép. Toàn cây có nhựa mủ trắng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MỎ QUẠ

Hoa: Tháng 4 – 5; Quả: Tháng 6- 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY MỎ QUẠ

Cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường.

Trên đây là một số thông tin về cây mỏ quạ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mỏ quạ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)