Cây xuyên tiêu và công dụng chữa bệnh của cây xuyên tiêu

Xuyên tiêu thuộc loài của Ðông Trung Quốc, Ðài Loan, Triều Tiên và các nước Ðông dương. Cây mọc ở ven rừng, núi đất và núi đá, lùm bụi vùng trung du ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn qua Nghệ An, Hà Tĩnh tới Ðắc Lắc. Rễ thu hái quanh nam, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Quả hái khi còn xanh, phơi hoặc sấy khô, cũng có thể hái các chùm quả đã chín, vỏ đã mở, đem phơi nắng đến thật khô, rồi tuốt lấy quả. Khi dùng sao qua, thấy thơm là được.

xuyen-tieu-597e6-crop1385698141488p

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Cây sâng, hạt sẻn, mac khen (Tày), hoàng lực, sơn tiêu, lưỡng diện trâm, chứ xá (H’mông)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Rễ và quả. Rễ thu hái quanh năm. Quả hái khi còn xanh. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Vỏ cành và rễ chứa alcaloid nitidin, không bền vững dễ chuyển thành dihydronitidin và oxynitidin. Vỏ rễ chứa flavon, glucosid diosmin. Hạt có tinh dầu chứa linalol.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Quả kích thích tiêu hoá, chữa ho, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy, nhức răng, tê bại, thấp khớp, giun đũa: Ngày 3- 5g dạng sắc, bột. Rễ chữa sốt, sốt rét, thấp khớp: Ngày 6- 12g dạng sắc, ngâm rượu. Quả dùng ngoài, chữa đau răng: Sắc hoặc ngâm rượu ngậm, và chữa rắn cắn, giã nát bôi.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Xuyên tiêu có tên khoa học là ZANTHOXYLUM NITIDUM (Roxb.) DC thuộc họ RUTACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

18_Sep_2014_093755_GMTz1

Cây bụi, leo, có gai. Cành vươn dài. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 lá chét nguyên. Hai mặt lá đều có gai ở gân, nhất lá gân chính và cuống lá. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá. Hoa trắng nhỏ, đơn tính. Quả có 1- 5 mảnh vỏ, mỗi mảnh đựng một hạt màu đen bóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Tháng 2- 5.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY XUYÊN TIÊU

Cây mọc hoang ở rừng núi.

Trên đây là một số thông tin về cây xuyên tiêu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây xuyên tiêu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)