Cây địa liền và công dụng chữa bệnh từ cây địa liền

Cây địa liền mọc hoang và được trồng khắp nơi trong cả nước. Cây còn mọc ở Cămpuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài loan), Malaixia, Ấn Độ.

8c99f34dc195bdc

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Thiền liền, sơn nại, tam nại, sa khương, co xá choóng (Thái)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Thân rễ. Thu hái vào mùa đông, xuân. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 – 3,9%), trong có p-methoxytranscinnamat ethyl, acid p-coumaric, n-pentadecan, r3-caren, borneol, camphen.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, nhức đầu, cảm sốt, đau răng. Ngày 3- 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thân rễ ngâm rượu 40o – 50o để xoa bóp khi bị tê thấp, đau nhức.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Cây địa liền có tên khoa học là AEMPFERIA GALANGA L thuộc họ ZINGIBERACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

18_Sep_2014_033517_GMTk1

Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2- 3 cái, mọc hàng năm vào mùa mưa; phiến lá rộng, có bẹ, mọc sát đất, mặt dưới có lông. Hoa trắng, pha tím, không cuống, mọc từ kẽ lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, nóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Tháng 5- 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY  ĐỊA LIỀN

Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở một số nơi để làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây địa liền, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây địa liền được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)