Cây rẻ quạt và công dụng của cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt hay còn gọi xạ can, lưỡi đồng (danh pháp hai phần: Iris domestica) là một loài cây bụi thuộc họ Diên vĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Loài này được (L.) Goldblatt & Mabb. mô tả khoa học đầu tiên năm 2005. Cây mọc hoang dại vùng đồi núi trung du, bãi cỏ sườn núi, ven suối, bãi bồi ven sông. Cây trồng bằng hạt hay tách bụi. Trên thế giới chủ yếu mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Philipin. Ở Việt Nam có nhiều tại Lào Cai, Lạng Sơn,Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

meo-chua-benh-viem-hong-cuc-hieu-qua-5jpg

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY RẺ QUẠT

Cây rẻ quạt có tên gọi khác là xạ can, lưỡi dòng, co quat phi (Thái)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY RẺ QUẠT

Thân rễ. Thu hái và mùa thu. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RẺ QUẠT

Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin. Belamcandin thủy phân cho glucosa và belamcangenin. Thủy phân tectoridin cho tectorigenin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY RẺ QUẠT

Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho, ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan. Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn: Ngày 3 – 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 – 20g thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY RẺ QUẠT

Cây rẻ quạt có tên khoa học là BELAMCANDA CHINENSIS (L.) DC thuộc họ IRIDACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY RẺ QUẠT

cay-re-quat-xa-can

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 – 1m. Thân rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Lá hình dải, có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra như cái quạt. Gân lá song song mọc sít nhau. Hoa màu vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình trứng, có nhiều hạt màu đen bóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY RẺ QUẠT

Tháng 7 – 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY RẺ QUẠT

Cây được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây  rẻ quạt, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây  rẻ quạt được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)