Cây bách bộ và công dụng chữa bệnh của cây bách bộ

Cây bách bộ là loại dây leo, lá mọc đối phiến lá hình tim nhọn, gân lá song song, mép lá nhẵn. Hoa tự mọc ở kẽ lá, màu vàng đỏ. Quả nang hình trứng, trong có 4 hạt. Bách bộ mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi nước ta. Các tỉnh có nhiều Bách bộ là: Phú Thọ, Lào Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh…

cay-bach-bo

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BÁCH BỘ

Dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (H’mông), hơ linh (K’ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BÁCH BỘ

Rễ củ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, đem đồ vừa chín hay nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc đôi, phơi nắng hay sấy ở nhiệt độ 50- 600C đến khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BÁCH BỘ

Rễ chứa các alcaloid stemonin, tuberstemonin, isotuberostemonin, stemonidin, sinostemonin; glucid 2,3%; lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, succinic…).

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÁCH BỘ

Tác dụng kháng khuẩn, long đờm. Chữa ho, giun đũa, giun kim. Ngày 4-12g, dạng thuốc sắc, cao, bột, viên. Uống liền 4- 6 ngày. Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ. Còn có tác dụng diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BÁCH BỘ

Cây bách bộ có tên khoa học là STEMONA TUBEROSA Lour thuộc họ STEMONACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY BÁCH BỘ

s5

Dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5-6m. Rễ củ nhiều, nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng lục, mặt trong đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BÁCH BỘ

Hoa: Tháng 3 – 5; Quả: Tháng 6 – 8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY BÁCH BỘ

Cây mọc hoang ở miền núi.

Trên đây là một số thông tin về cây bách bộ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây bách bộ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)