Cây kim ngân và công dụng của cây kim ngân

Kim ngân mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.

moi-vai-gay

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY KIM NGÂN

Dây nhẫn đông, chừa giang khằm (Thái), bjoóc kim ngần (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG  CỦA CÂY KIM NGÂN

Thân mang lá, thu hái quanh năm. Hoa hái lúc mới chớm nở. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC  CỦA CÂY KIM NGÂN

Cả cây chứa tanin, saponin, luteolin, inositol, carotenoid, carotenoid cryptoxanthin.

4. CÔNG DỤNG  CỦA CÂY KIM NGÂN

Kháng khuẩn, chống dị ứng. Dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai, rôm sảy. Ngày 4- 8g hoa hoặc 10- 20g thân mang lá, dưới dạng thuốc sắc thuốc hãm, cao thuốc hoặc ngâm rượu.

5. TÊN KHOA HỌC  CỦA CÂY KIM NGÂN

Tên khoa học của cây kim ngân là LONICERA JAPONICA Thunb thuộc họ CAPRIFOLIACEAE

6. MÔ TẢ  CỦA CÂY KIM NGÂN

18_Sep_2014_035344_GMTl5

Dây leo bằng thân quấn, có lông mềm. Thân màu đỏ nâu. Lá mọc đối, có lông. Hoa mọc đôi một ở kẽ lá gần ngọn, khi mới nở màu trắng, sau màu vàng, thơm. Quả hình cầu màu đen. Các loài Lonicera dasystyla Rehd., L. confusa L. (dùng cả cây), L. macrantha DC., L. cambodianaPierre (dùng hoa) cũng gọi là kim ngân và được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ  CỦA CÂY KIM NGÂN

Hoa: Tháng 3- 5; Quả: Tháng 6- 8.

8. PHÂN BỐ  CỦA CÂY KIM NGÂN

Cây mọc hoang ở rừng núi. Còn được trồng làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin về cây kim ngân, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây kim ngân được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)