Ích mẫu và công dụng chữa bệnh của ích mẫu

Cây ích mẫu thường sinh sống trong khu vực nhiều nắng trên các độ cao từ 0 tới 3.400 m tại Trung Quốc (An Huy, Phúc Kiến, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Quế Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông Cổ, Ninh Hạ, Thanh Hải, Thiểm Tây, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), vùng viễn đông của Nga, Đài Loan, Campuchia, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Lào, Malaysia, Myanma, Ấn Độ, Thái Lan,Việt Nam; châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.

cay-ich-mau

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ÍCH MẪU

Cây chói đèn, sung uý, chạ linh lo (Thái), làm ngài (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ÍCH MẪU

Ngọn non, chưa có hoa. Thu hái vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ÍCH MẪU

Cả cây chứa flavonoid (rutin), leucoan- thocyan-glucosid, steroid, alcaloid, cholin, các acid amin và tanin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ÍCH MẪU

Chữa kinh nguyệt bế tắc, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, máu ứ tích tụ sau khi đẻ, huyết áp cao, vài thể bệnh về tim. Ngày 8- 16g dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ÍCH MẪU

Tên khoa học của cây ích mẫu là LEONURUS ARTEMISIA (Lour.) S.Y.Hu thuộc họ  LAMIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY ÍCH MẪU

18_Sep_2014_034730_GMTl2

Cây cỏ, sống 1 năm, cao 0,5 – 1m, có khi hơn (ở cây trồng). Thân vuông. Lá mọc đối, lá gốc gần hình tròn, khía răng tròn, cuống dài; lá giữa dai, xẻ thuỳ không đều, khía răng nhọn; lá ngọn ngắn, ít xẻ hoặc nguyên. Hoa màu trắng hoặc hồng mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, nhẵn.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY ÍCH MẪU

Hoa: Tháng 3- 5; Quả: Tháng 6- 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY ÍCH MẪU

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây ích mẫu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây ích mẫu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)