Chổi sể danh pháp hai phần Baeckea frutescens là một loài thực vật có hoa trong Họ Đào kim nương. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, các nước Á châu nhiệt đới tới Úc. Ở Việt Nam có gặp từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ vào đến Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Phú Yên. Thường gặp trên các đồi khô miền trung du, mọc chung với tràm, sim, mua.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Cây chổi xuể có tên gọi khác là chổi trện, thanh hao.
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào tháng 7 – 10, khi cây đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cất lấy tinh dầu mà dùng.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Toàn cây chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,76% gồm cineol, pinen, linalol, limonen…
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi: Cây khô đốt xông khói hoặc nấu nước xông. Chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều: Ngày 8 – 16g sắc. Dùng ngoài sát trùng, chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chữa tê thấp: Rượu chổi dùng xoa bóp.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Tên khoa học của cây chổi xuể là BAECKEA FRUTESCENS L thuộc họ MYRTACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Cây nhỏ, mọc thành bụi thấp, cao khoảng 1m, phân cành nhiều. Lá nhỏ, mọc đối, dễ rụng, chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang nhỏ. Hạt có cạnh. Toàn cây có mùi thơm và vị nóng.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Tháng 4 – 6.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CHỔI XUỂ
Cây mọc hoang ở đồi trọc miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cây chổi xuể, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây chổi xuể được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)