Muồng trâu và công dụng chữa bệnh của cây muồng trâu

Muồng trâu  là cây thuốc cũng là cây trồng làm cảnh, thuộc phân họ Vang. Cây thân thảo, có thể cao đến 3 m. Lá hình trứng tà đầu, mọc đối, xếp lại vào ban đêm. Hoa màu vàng nghệ. Muồng trâu là loài bản địa của Mêhicô, nhưng phân bố tại nhiều nơi trên thế giới. Tại các vùng nhiệt đới loài này có thể sinh trưởng ở độ cao 1.200 m. Ở Việt Nam loài cây này phân bố từ Thanh Hóa đến Cà Mau, Phú Quốc, tập trung từ Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Phước và ở Thành phố Hồ Chí Minh.

cay-muong-trau-470

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA MUỒNG TRÂU

Muồng trâu còn có tên gọi khác là  cây lác

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA MUỒNG TRÂU

Lá và thân. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 4 – 5, trước khi cây có hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MUỒNG TRÂU

Lá chứa anthraglucosid, acid chrysophanic, rhein.

4. CÔNG DỤNG CỦA MUỒNG TRÂU

Chữa táo bón, phù thũng, đau gan, vàng da: Dùng dạng chè. Chữa hắc lào, bệnh tôkêlô, ecpét loang vòng, ghẻ, lở loét ở súc vật: Lá tươi giã nát xát, hoặc vắt nước bôi vào nơi bị bệnh. Dùng nhuận tràng: Ngày 4 – 8g bột thân lá; tẩy: 15 – 20g sắc uống.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA MUỒNG TRÂU

Muồng trâu có tên khoa học là CASSIA ALATA L thuộc họ CAESALPINIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA MUỒNG TRÂU

muong-trau

Cây nhỏ, cao đến 1,5m, ít phân cành. Lá kép lông chim chẵn, gồm 8 – 12 đôi lá chét, mọc so le; có lá kèm. Cành và cuống lá thường có màu nâu đỏ. Hoa màu vàng, thường mọc thành bông ở đầu cành và kẽ lá. Quả dài, hơi dẹt và có cánh ở 2 bên dìa. Hạt nhiều, màu đen.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA MUỒNG TRÂU

Hoa: Tháng 8 – 10: Quả : Tháng 11 – 3.

8. PHÂN BỐ CỦA MUỒNG TRÂU

Cây mọc hoang ở miền núi và trung du. Còn được trồng.

Trên đây là một số thông tin về cây muồng trâu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây muồng trâu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)