Cây câu kỷ và công dụng của cây câu kỷ

Cây cẩu kỷ là tên gọi chung của ít nhất 2 trong số khoảng 90 loài thực vật của chi Lycium. Đó là Lycium chinenseLycium barbarum (cẩu kỷ Ninh Hạ). Chúng là hai loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà (Solanaceae). Bản địa cây củ khởi có lẽ là vùng Đông Nam châu Âu trải rộng sang Tây Nam châu Á nhưng cây này ngày nay chủ yếu trồng ởTrung Hoa với 7 loài được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa.

cong-dung-cau-ky-tu

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CÂU KỶ

Khủ khởi, khởi tử, địa cốt bì, phjăc khau khỉ (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CÂU KỶ

Quả và vỏ rễ. Hái quả chín đỏ, phơi trong râm. Khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi nắng hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÂU KỶ

Quả chứa calci, phosphor, sắt, ammoni sulfat, vitamin C, acid nicotinic, caroten, acid amin (lysin, cholin, betain), lipid, protid, acid cyanhydric. Vỏ rễ có saponin 1,07%, alcaloid 0,08%.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÂU KỶ

Quả dùng chữa cơ thể suy nhược, liệt dương, di tinh, lao phổi, viêm phổi, đau lưng, mờ mắt, chóng mặt, đái đường, làm trẻ lâu: Ngày 4 –16g dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Vỏ rễ chữa lao phổi, ho ra máu, mồ hôi trộm, đái ra máu: Ngày 6- 12g, dạng thuốc sắc.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CÂU KỶ

Cây câu kỷ có tên khoa học là LYCIUM CHINENSE Mill thuộc  họ SOLANACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CÂU KỶ

l7

Cây bụi nhỏ, cao 0,5 – 1m; cành có gai. Lá mọc so le hay tụ tập 3- 5; cuống ngắn, mép nguyên. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, mọc riêng lẻ hay gồm 2- 3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, hình trứng, khi chín màu đỏ; nhiều hạt nhỏ.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CÂU KỶ

Tháng 7- 10.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CÂU KỶ

Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm rau ăn và rễ, quả làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây câu kỷ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây câu kỷ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)