Cây mơ và công dụng của cây mơ

Cây mơ  là một loài thuộc chi Mận mơ (Prunus) có nguồn gốc châu Á thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Tiếng Nhật gọi mơ là ume (kanji: 梅 – mai; hiragana: うめ), tiếng Trung là méi (梅: mai) hay méizi (梅子: mai tử), và tiếng Triều Tiên là maesil (hangul: 매실; hanja:梅實 – mai thực). Trong các ngôn ngữ Phương Tây, loài này thường được gọi là mơ Nhật Bản (Tiếng Anh: Japanese apricot; tiếng Đức: Japanische aprikose; tiếng Pháp: Abricotier du Japon). Loài cây này có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc (lưu vực sông Dương Tử), sau này lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nó được trồng để lấy quả và hoa.

1406952409_16

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MƠ

Mơ có tên khác là mai, hạnh, má pheng (Thái), mác mòi (Tày).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MƠ

Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY MƠ

Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric; carotenoid: lycopen, α-caroten; các flavonoid: quercetin, isoquercetin; các vitamin A, B15. Nhân hạt: dầu béo, enzym và amygdalin, emulsin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MƠ

Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa: Ngày 4 – 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày: Ngày 1 – 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận tràng dạng nhũ tương.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MƠ

Tên khoa học của cây mơ là ARMENIACA VULGARIS Lam thuộc họ ROSACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY MƠ

A13

Cây nhỡ, cao 3 – 5m. Lá mọc so le, hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt màu nâu.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MƠ

Tháng 1 – 2; Quả: Tháng 3 – 4.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY MƠ

Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây mơ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây mơ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)