Cây đại và công dụng chữa bệnh của cây đại

Cây đại  là loài thân gỗ nhỏ, có thể đạt được chiều cao tự nhiên từ 8 đến 12 m. Hoa của cây có màu trắng ở phía ngoài, bên trong màu vàng nhạt hoặc đỏ, mùi thơm.

qjc1377331744

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐẠI

Hoa đại, bông sứ, sứ cùi, hoa chăm pa, miến chi tử

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐẠI

Vỏ cây, nhựa cây, hoa. Vỏ và nhựa thu hái quanh năm. Hoa hái lúc mới nở. Vỏ cây và hoa dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẠI

Vỏ cây chứa glucosid plumierid, fulvoplumierin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐẠI

Hoa chữa ho, táo bón, viêm ruột cấp, lỵ, huyết hữu, ngày 6-12g sắc uống. Vỏ cây tác dụng tẩy, tháo nước, ngày 4-8g dạng sắc trị thuỷ thũng; 8-16g để tẩy; 12-20g ngâm rượu để ngậm chữa viêm quanh răng. Nhựa dùng như vỏ thân, liều thấp hơn. Phụ nữ có thai không dùng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ĐẠI

Cây đại có tên khoa học là PLUMERIA RUBRA L. var. ACUTIFOLIA (Poir.) Bailey thuộc họ APOCYNACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY ĐẠI

cay-dai

Cây nhỡ, cao 5-6m. Cành mập dễ gãy. Lá mọc so le, thường tập trung ở đầu cành; phiến lá to, dày, thuôn ở gốc. Hoa màu trắng ở mép, họng vàng, mọc thành xim ở đầu cành. Quả đại. Hạt nhiều, có cánh. Toàn cây có nhựa mủ trắng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY ĐẠI

Tháng 5-8.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐẠI

Cây trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, nhất là ở đình chùa và nghĩa trang.

Trên đây là một số thông tin về cây đại, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đại được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)