Sầu đâu rừng và công dụng của sầu đâu rừng

Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xè lông chim khổng đều, 4-6 đôi lá chét. Hoa nhỏ khác gốc, mọc thành chùm xim.

19000

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Cây sầu đau rừng có tên gọi khác là xoan rừng, sầu đâu cứt chuột, cứt dê, nha đảm tử, khổ sâm, ích bờ đê (Ba Na)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Hạt. Thu hái vào mùa thu khi quả chín. Xát để loại thịt quả, rửa sạch. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Quả chứa dầu béo, glucosid kosamin, saponin, chất đắng brucein A.B.C.G. và brusatol.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Chữa lỵ amip, ngày 4 – 16g hạt đã loại dầu để tránh nôn, dạng sắc, bột, chia 3 lần, trong 3 – 7 ngày. Chữa sốt rét, ngày 3 – 6g hạt, chia 3 lần, sau bữa ăn, trong 4 – 5 ngày. Dùng dung dịch ngâm thụt giữ ít độc hơn. Chữa trĩ ngoại, giã hạt đắp.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Tên khoa học của sầu đâu rừng là BRUCEA JAVANICA (L.) Merr thuộc họ SIMAROUBACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

17_Sep_2014_034126_GMTB11

Cây nhỏ, cao tới 2m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mép có răng cưa, có lông mềm ở cả hai mặt. Hoa đơn tính khác gốc, mọc thành chùm xim. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu đen. Hạt cứng, dẹt, màu nâu đen, vỏ ngoài răn reo, nhân có dầu, vị rất đắng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Hoa: Tháng 3 – 4; Quả: Tháng 5 – 9.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY SẦU ĐÂU RỪNG

Cây mọc hoang nhiều ở vùng biển.

Trên đây là một số thông tin về cây  sầu đâu rừng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây  sầu đâu rừng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)