Cây đỗ trọng và công dụng của cây đỗ trọng

Đỗ trọng  là một loài cây gỗ nhỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc. Nó đã tuyệt chủngtrong tự nhiên, nhưng được trồng khá rộng rãi với tên gọi dân gian là cây ngô đồng tại Trung Quốc để lấy vỏ có giá trị cao trong y học cổ truyền.

cay-do-trong

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

Dang ping (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

Vỏ cây. Thu hoạch vào mùa xuân, hạ. Vỏ bóc đem ép phẳng, xếp thành đống, ủ 6-7 ngày đến khi mặt trong có màu đen. Phơi hoặc sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

Vỏ cây chứa gutta-percha, chất nhựa, glucosid aucubin, loganin, lipid, protid, tinh dầu, acid chlorogenic.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

Hạ áp, giúp hoạt động nội tiết , chống viêm. Chữa suy giảm nội tiết, đau lưng, mỏi gối, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, cao huyết áp, thấp khớp, phù thũng, đi đái nhiều lần. Ngày 12-20g, dạng thuốc sắc, cao lỏng, bột, viên, rượu thuốc.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

Tên khoa học của cây đỗ trọng là EUCOMMIA ULMOIDES Oliv thuộc họ EUCOMMIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

E7

Cây nhỡ, cao 10m hay hơn. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bị bẻ gãy kéo dài ra như tơ nối liền giữa các mảnh. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Vỏ thân của một số loài Euonymus L., họ Dây gối (Celastraceae) cũng được dùng với tên đỗ trọng nam.

7. PHÂN BỐ CỦA CÂY ĐỖ TRỌNG

Cây nhập, trồng ở vùng núi cao.

Trên đây là một số thông tin vềcây đỗ trọng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đỗ trọng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)