Quất là loài cây thường xanh, có thể làm cây trồng trong nhà. Cây quất hay được trồng làm cây cảnh, thậm chí làm bonsai. Ở Trung Quốc và Việt Nam, cây quất ra trái hay được trưng bày vào dịp Tết vì người ta cho rằng quất là biểu tượng của may mắn.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY QUẤT
Quất còn có tên gọi khác là kim quất
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY QUẤT
Quả. Thu hoạch vào đầu mùa xuân. Dùng tươi.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY QUẤT
Lá và quả chứa tinh dầu. Dịch quả có đường, acid hữu cơ.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY QUẤT
Chữa ho, viêm họng: 8-12g quả trộn với đường phèn hoặc mật ong. Hấp cơm. Uống 2-3 lần trong ngày. Dùng cho trẻ em rất tốt. Người lớn có thể dùng mứt quất hoặc quất ngâm đường làm thành sirô (10 – 15ml một lần).
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY QUẤT
Tên khoa học của quất là CITRUS JAPONICA Thunb thuộc họ RUTACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY QUẤT
Cây nhỏ, cao 1 – 3m. Cành lá sum sê. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình trái xoan hay hình trứng, đầu hơi tù. Mặt trên lá xanh sẫm bóng. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình cầu, khi chín màu đỏ da cam. Toàn cây có tinh dầu thơm.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY QUẤT
Tháng 12-3.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY QUẤT
Cây được trồng làm cảnh, trang trí vào dịp tết nguyên đán
Trên đây là một số thông tin về cây quất, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây quất được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)