Cây quít và công dụng của cây quít

Cây quít là một loài cây ăn quả thuộc chi Cam (Citrus), Họ Cam (Rutaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả. Ở nước ta, Quýt có mặt hầu khắp từ bắc chí nam với nhiều giống và chủng loại khác nhau.

1401423016_cay-quyt

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY QUÍT

Cây quít có tên khác là mạy cam chỉa (Tày), quất thực

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY QUÍT

Lá, vỏ quả, hạt. Lá thu hái quanh năm. Vỏ quả xanh có tên là thanh bì, vỏ quả chín phơi khô là trần bì. Trần bì càng lâu năm càng tốt.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY QUÍT

Lá và vỏ quả chứa tinh dầu gồm các thành phần là D-limonen, DL-limonen, linalol, aldehyd nonylic và decylic, methylanthranilat. Nước quả có đường, acid citric, vitamin C, caroten.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY QUÍT

Chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, ợ hơi, nôn mửa. Còn chữa thấp khớp, lợi tiểu, ngày 4-12g vỏ quít khô sắc. Chữa đau bụng, sưng vú: lá tươi hơ nóng đắp, hoặc phơi khô sắc uống, ngày 6-12g. Hạt chữa tràn dịch tinh mạc.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY QUÍT

Cây quít có tên khoa học là CITRUS RETICULATA Blanco thuộc họ  RUTACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY QUÍT

c11

Cây nhỡ, cao 5-8m, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le,phiến nguyên dai, đầu tù hoặc hơi nhọn. Cuống lá hơi có cánh. Hoa trắng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả tròn, dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm. Có nhiều loại: quít giấy, quít hôi, quít tàu… Vỏ đều được dùng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY QUÍT

Tháng 7 – 12.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY QUÍT

Cây được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây quít, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây quít được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)