Cây dầu giun và tác dụng của cây dầu giun

Cây dầu giun là loài cây bản địa của Trung Mỹ, Nam Mỹ và nam Mexico. Hiện nay loài này đã trở thành phổ biến trong tất cả các vùng nóng của thế giới. Ở Việt Nam, cây gặp thông thường ở vùng Hà Nội và Đà Lạt, còn gặp ở vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp.

5521902437_1626b99e69_z

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY DẦU GIUN

Dầu giun còn có tên gọi khác như: cỏ hôi, rau muối dại, thanh hao dại, kinh giới đất

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY DẦU GIUN

Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào tháng 5-6, lúc cây có hoa. Cây cắt về phải cất ngay lấy tinh dầu, để lâu bay mất tinh dầu và cây bị thối.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DẦU GIUN

Toàn cây chứa tinh dầu ( lá: 0,3-0,5%, hạt: 1,00%) gồm ascaridol, p-cymen, limonen, pinocarvon, arituson.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY DẦU GIUN

Trị giun đũa, giun móc. Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30 ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang. Sau đó uống thuốc tẩy magiê sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ X-XX giọt tinh dầu giun. Thuốc độc, cẩn thận khi dùng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỦA CÂY DẦU GIUN

Cây dầu giun còn có tên khoa học là Chenopodium ambrosioides thuộc họ  SMILACAEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY DẦU GIUN

17_Sep_2014_042451_GMTc3

Cây cỏ, sống hàng năm hoặc lâu năm, cao 0,5 – 1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Gân lá mặt dưới có lông. Hoa nhỏ, tụ tập ở kẽ lá. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ, màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt..

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY DẦU GIUN

Tháng 5-7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY DẦU GIUN

Cây mọc hoang ở các bãi sông.

Trên đây là một số thông tin về cây dầu giun, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây dầu giun được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)