Cây cam thảo đất và công dụng của cây cam thảo đất

Cây cam thảo đất là loài cây mọc hoang ở khắp Việt Nam cũng có mọc ở miền nam Trung Quốc đặc biệt vùng Quảng Tây. Người dân cũng dùng cây này làm thuốc với tên dã cam thảo. Tại Thái Lan, malayxia, Ấn Độ, Châu Mỹ đều có. Có thể thu hái quanh năm, có thể dùng tươi nhưng phần nhiều dùng khô.

cam-thao-dat

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo nam, dã cam thảo, dạ kham (Tày), t’rôm lạy(K’ho)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Toàn cây, cả rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, hạ, rửa sạch. Dùng tươi hay phơi, sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Rễ chứa alcaloid, chất đắng, amellin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Hạ nhiệt, chống viêm, lợi tiểu. Chữa cảm, sốt, nóng nhiều, ho, viêm họng, phát ban, sởi, mụn nhọt, lở ngứa, say sắn giải độc cơ thể, kinh nguyệt quá nhiều. Ngày 8- 12g dược liệu khô hoặc 20- 40g cây tươi, dạng thuốc sắc. Nếu ho khan, dùng tươi.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Cây cam thảo đất có tên khoa học là SCOPARIA DULCIS L thuộc họ SCROPHULARIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

18_Sep_2014_083445_GMTr9

Cây cỏ, sống một năm, cao 40- 70cm; gốc hoá gỗ, phân cành đối xứng, cành non vuông. Lá mọc vòng 3 hay đối, mép khía răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc tập trung ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, hình cầu, nhiều hạt nhỏ.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Tháng 5 – 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CAM THẢO ĐẤT

Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng hoang, ven đường hoặc bãi sông.

Trên đây là một số thông tin về cây cam thảo đất, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây am thảo đất được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)