Vàng đắng và công dụng của vàng đắng

Cây vàng đắng được Phân bổ tại khu vực Campuchia và Việt Nam . Ở Việt Nam, cây mọc hoang rất phổ biến ở vùng rừng núi đông Nam Bộ, nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

cay vang dang 2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Vang đằng, hoàng đằng lá trắng, loong t’rơn, dây mỏ vàng, dây nại cày, kơ trơng (Ba Na)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Thân và rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô. Có thể chiết berberin.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Thân và rễ chứa alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt, sốt rét, kém tiêu hoá. Ngày 10-16g dạng sắc, bột hoặc viên. Dùng berberin chlorid dạng viên nén 0,05g , ngày 0,30-0,50g chia 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi dùng ít hơn. Dung dịch 0,5-1% berberin chlorid chữa đau mắt.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Tên khoa học của cây vàng đắng là COSCINIUM FENESTRATUM (Gaertn.) Colebr thuộc họ MENISPERMACEA.

6. MÔ TẢ CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

17_Sep_2014_094618_GMTc18

Dây leo, thân gỗ. Rễ và thân màu vàng. Vỏ thân nứt nẻ, màu xám trắng. Lá mọc so le, có cuống dài, hơi dính vào trong phiến lá, 3-5 gân, mặt dưới có lông trắng bạc . Hoa nhỏ mọc thành chùm chuỳ ở những thân đã rụng lá. Quả hạch, to, hình cầu.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Tháng 1-5.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY VÀNG ĐẮNG

Cây mọc hoang và là đặc sản của miền nam, nhiều nhất ở rừng núi Tây Nguyên.

Trên đây là một số thông tin về vàng đắng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của vàng đắng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)