Thảo quyết minh và công dụng của thảo quyết minh

Thảo quyết minh là một cây rau thuộc chi Senna. Chúc mọc hoang ở Bắc, Trung, và Nam Mỹ, châu Á, châu Phi, và châu Đại Dương.

thao-quyet-minh

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh còn có tên gọi khác như: muồng ngủ, đậu ma, lạc trời, muồng lạc, nhả lá mứn (Thái), nhả cóc bẻ (Tày), muồng hoè, diêm tập (Dao), t, răng (Ba Na)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA THẢO QUYẾT MINH

Hạt. Quả già thu hái vào cuối thu. Phơi khô, tách vỏ quả lấy hạt. Khi dùng sao vàng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THẢO QUYẾT MINH

Cả cây chứa anthraglucosid, thuỷ phân cho emodin và glucosa. Ngoài ra có rhein, chrysophanol. Dầu hạt gồm acid oleic, linolic, palmitic, lignoceric và sitosterol.

4. CÔNG DỤNG CỦA THẢO QUYẾT MINH

Hạt dùng sống để nhuận tràng, ngày 10-15g. Hạt rang chín chữa mất ngủ, nhức đầu, ho, huyết áp cao, mắt đỏ, mờ mắt, đau mắt, nhiều nước mắt, táo bón, đái ít. Ngày 10-15g dạng sắc, bột hoặc viên. Lá tươi giã nát ngâm rượu hoặc giấm, bôi chữa hắc lào, chàm.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA THẢO QUYẾT MINH

Thảo quyết minh có tên khoa học là CASSIA TORA L thuộc họ CAESALPINIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA THẢO QUYẾT MINH

17_Sep_2014_035808_GMTB15

Cây cỏ, sống một năm, cao 30 –90 cm. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, gồm ba đôi lá chét hình trứng. Hoa màu vàng, 1 –3 cái ở kẽ lá. Quả đậu dài, hẹp và cong. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn bóng.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA THẢO QUYẾT MINH

Hoa: Tháng 4 – 5; Quả: Tháng 6 – 8.

8. PHÂN BỐ CỦA THẢO QUYẾT MINH

Cây mọc hoang ở các bãi cỏ ven đường đi, bờ ruộng ở trung du và miền núi.

Trên đây là một số thông tin về cây thảo quyết minh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thảo quyết minh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)