Cây cát cánh và công dụng của cây cát cánh

Cát cánh mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, đang được nhập vào trong nước ta. Củ to, dài chắc màu trắng ngà.

khom-hoa-cat-canh-don-platycodon-grandiflorum

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CÁT CÁNH

Kết cánh

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CÁT CÁNH

Rễ. Thu hoạch vào mùa thu đồng hay mùa xuân, cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, phơi khô hay ủ qua một đêm, hôm sau, thái mỏng, phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÁT CÁNH

Rễ chứa saponin triterpenoid nhóm olean: Kikysaponin thuỷ phân cho kikysapogenin và galactosa, acid platycogenic, platycodigenin, acid polygalasic, phytosterol, inulin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CÁT CÁNH

Chữa ho, tiêu đờm, đặc biệt ho có đờm hôi tanh, viêm họng, khản tiếng, tức ngực, suyễn, ho ra máu, kiết lỵ. Ngày 4-8g dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc sirô, dùng riêng hoặc phối hợp với cam thảo. Hỗn hợp với hồi hương tán bột bôi chữa cam răng, hôi miệng.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CÁT CÁNH

Cây cát cánh có tên khoa học là PLATYCODON GRANDIFLORUM (Jacq.) A.DC thuộc họ CAMPANULACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CÁT CÁNH

18_Sep_2014_071033_GMTp13

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 50-90cm. Rễ phình thành củ nạc. Lá mọc đối hay vòng 3, lá gần cụm hoa mọc so le; mép khía răng. Hoa màu lam tím hay trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở đầu cành. Quả nang hình trứng, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CÁT CÁNH

Tháng 6-9.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CÁT CÁNH

Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng bằng.

Trên đây là một số thông tin về cây cát cánh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cát cánh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)