Cây diếp cá và công dụng của cây diếp cá

Cây diếp cá là loài của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt.

dc_DMZV

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY DIẾP CÁ

Lá giấp, rau giấp, tập thái, ngư tinh thảo, cù mua mía (Dao), co vầy mèo (Thái), rau vẹn, phjăc hoảy (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY DIẾP CÁ

Cả cây, bỏ rễ. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY DIẾP CÁ

Cả cây chứa tinh dầu: Methylnonyl ceton, myrcen, D-limonen, a-pinen, p-cymen, linalol, geraniol; alcaloid: cordalin, flavon: quercitrin, lipid, acid hexadecanoic, acid decanoic…

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY DIẾP CÁ

Chữa lòi dom, sởi, đau mắt đỏ hoặc mắt nhiễm khuẩn mủ xanh, viêm ruột, kinh nguyệt không đều. Ngày 6- 12g cây khô hoặc 20- 40g cây tươi, dạng thuốc sắc hoặc giã nát vắt lấy nước, lọc uống. Lá tươi giã đắp chữa sưng đau, đau mắt.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY DIẾP CÁ

Cây diếp cá có tên khoa học là HOUTTUYNIA CORDATA Thunb thuộc họ SAURURACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY DIẾP CÁ

h8

Cây cỏ, cao 20- 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía. Lá mọc so le, hình tim, có bẹ, khi vò có mùi tanh như cá. Hoa nhỏ, vàng nhạt, họp thành bông có 4 lá bắc màu trắng nom như một chiếc hoa riêng lẻ. Hạt hình trái xoan nhẵn.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY DIẾP CÁ

Tháng 5- 7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY DIẾP CÁ

Cây mọc hoang ở ruộng nước, ven suối, bờ mương.

Trên đây là một số thông tin vềcây diếp cá, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây diếp cá được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)