Rau ngót va công dụng chữa bệnh của rau ngót

Rau ngót là một loài cây bụi mọc hoang ở vùngnhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.

bi-kip-chua-tan-nhang-bang-rau-ngot-2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA RAU NGÓT

Bồ ngót, phắc ót (Thái), phéc bón (Tày), hắc diện thần, chùm ngọt

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA RAU NGÓT

Lá và rễ. Thu hái ở những cây 2 năm trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA RAU NGÓT

Lá chứa acid amin: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin; acid nicotinic, vitamin C, caroten.

4. CÔNG DỤNG CỦA RAU NGÓT

Chữa sót rau: 40g lá, rễ tươi giã nát, thêm nước gạn, chia uống 2 lần, cách nhau 10 phút. Chữa tưa lưỡi trẻ em: Lá tươi giã nát ép lấy nước, hòa mật ong đánh lên lưỡi, lợi, vòm miệng. Lá còn chữa ban, sởi, viêm phổi, bí tiểu tiện. Rễ lợi tiểu, thông huyết.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA RAU NGÓT

Rau ngót có tên khoa học là SAUROPUS ANDROGYNUS (L.) Merr thuộc họ EUPHORBIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA RAU NGÓT

18_Sep_2014_082917_GMTr7

Cây nhỏ, luôn xanh, phân cành nhiều, cao 0,8- 1,5m. Thân tròn, nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng, gốc tròn, đầu nhọn, cuống rất ngắn. Lá kèm nhỏ. Hoa đực và hoa cái ở cùng một cây, màu vàng lục. Quả nang, hình cầu, màu trắng, khi chín nứt làm 3 mảnh.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA RAU NGÓT

Tháng 9 – 11.

8. PHÂN BỐ CỦA RAU NGÓT

Cây được trồng khắp nơi để lấy lá nấu canh ăn.

Trên đây là một số thông tin về rau ngót, thành phần hóa học cũng như tác dụng của rau ngót được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)