Cây bạc hà và công dụng của cây bạc hà

Cây bạc hà là loài thực vật thuộc chi Bạc hà. Đây là loài bản địa của các vùng có nhiệt độ ấm thuộc châu Âu, Tây Á và Trung Á, Himalaya cho đến đông Xibia và Bắc Mỹ.

cay-bac-ha-17

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY BẠC HÀ

Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiăc hom (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY BẠC HÀ

Toàn cây, trừ rễ. Thu hái khi cây sắp ra hoa hay đang có nụ, lúc trời khô ráo. Bỏ lá sâu, úa, rửa sạch, dùng tươi hay phơi trong râm hay sấy ở nhiệt độ 30o- 40o đến khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BẠC HÀ

Toàn cây chứa tinh dầu trong có L-menthol 65 – 85%, menthyl acetat, L-menthon, L- a-pinen, L- limonen.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠC HÀ

Sát trùng mạnh, gây tê mát, giảm đau. Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng, đau bụng, đau dây thần kinh, nôn mửa. Ngày 12- 20g, dạng thuốc hãm, sắc. Lá tươi dùng ngoài, nhiều thuốc xoa, thuốc xông chứa tinh dầu, menthol.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY BẠC HÀ

Tên khoa học của cây bạc hà là MENTHA ARVENSIS L thuộc họ LAMIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY BẠC HÀ

18_Sep_2014_041102_GMTm5

Cây cỏ sống nhiều năm, thường lụi vào mùa đông. Thân vuông, mọc đứng hay mọc bò, cao 30- 50cm, có rễ mọc ra từ các đốt. Lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng, có lông cả hai mặt. Hoa nhỏ màu trắng hay tím hồng, tụ tập ở kẽ lá, tràng hình môi. Toàn cây có tinh dầu mùi thơm. LoàiMentha piperita L. và một số giống khác thuộc loài M.arvensis L. được nhập trồng ở Việt Nam.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY BẠC HÀ

Tháng 6- 9; ít khi thấy quả.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY BẠC HÀ

Cây mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, mát. Còn được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây bạc hà, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây bạc hà được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)