Cây hoắc hương và công dụng của cây hoắc hương

Hoắc hương  là loài thực vật thuộc chi Pogostemon, họ Bạc hà. Cây có thể cao đến 0,75 m), hoa màu trắng hồng nhạt. Đây là loài bản địa của châu Á nhiệt đới, hiện nay được trồng ở Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Mauritius, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Tây Phi.

hoac-huong

1. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô.

2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

Cả cây chứa tinh dầu, trong tinh dầu có benzaldehyd, eugenol, anhydrid cinnamic,b-patchoulen, a-guaien, a-bulnesen, a-terpinen, cadinen và patchouli alcol.

3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa đau bụng, ỉa chảy, cảm, cúm, sốt, nhức đầu, ho, khó tiêu, sôi bụng, nôn oẹ, ợ khan, hôi miệng, đau mình mẩy. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc bột, thuốc hãm hoặc thuốc sắc.

4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

Cây hoắc hương có tên khoa học là OGOSTEMON CABLIN (Blanco) Benth thuộc họ LAMIACEAE

5. MÔ TẢ CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

p16

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30-60cm. Thân vuông, màu nâu tím, gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, phiến lá hơi dày, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành (rất ít khi thấy). Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm. Loài Agastache rugosus (Fisch. et Mey.) Kuntze (hoắc hương núi, thổ hoắc hương) cũng được dùng.

6. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

Tháng 5-6.

7. PHÂN BỐCỦA CÂY HOẮC HƯƠNG

Cây được trồng để lấy lá làm thuốc.

Trên đây là một số thông tin về cây hoắc hương, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hoắc hương được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)