Cỏ bồ bồ là loài cây này sinh sống trên các vùng đất cằn cỗi, các sườn núi khô, dọc theo các con suối và đồng ruộng ở độ cao thấp. Thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam), Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỎ BỒ BỒ
Cỏ bồ bồ có tên gọi khác là chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỎ BỒ BỒ
Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm đến khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ BỒ BỒ
Saponin triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7-1%, màu vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon oxyd và sesquiterpen oxyd
4. CÔNG DỤNG CỦA CỎ BỒ BỒ
Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi đẻ. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc sắc, cao, sirô, viên.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỎ BỒ BỒ
Tên khoa học của cỏ bồ bồ là ADENOSMA INDIANUM (Lour.) Merr thuộc họ SCROPPHULARIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CỎ BỒ BỒ
Cây cỏ, sống một năm, cao 20-60cm; cành non có lông sau nhẵn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu thơm.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỎ BỒ BỒ
Tháng 4-7.
8. PHÂN BỐ CỦA CỎ BỒ BỒ
Cây mọc hoang ở ven đồi, bờ ruộng ở miền núi.
Trên đây là một số thông tin về cỏ bồ bồ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cỏ bồ bồ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)