Cây sinh địa và công dụng của cây sinh địa

Cây sinh địa là cây thảo, sống nhiều năm, cao 30 – 40cm. Toàn cây có lông. Rễ phình lên thành củ. Lá có lông. Lá mọc tập trung ở gốc, phiến lá hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tròn, mép khía răng cưa tròn, gân lá hình mạng lưới nổi rõ ở mặt dưới.

cay-sinh-dia

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY SINH ĐỊA

Cây sinh địa có tên gọi khác là cây địa hoàng.

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY SINH ĐỊA

Rễ củ. Thu hái khi cây trồng được được 7-8 tháng. Phơi khô. Dùng sống hoặc chế thành thục địa.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY SINH ĐỊA

Rễ củ chứa các chất mannit, glucosa, glucosid rehmanin và caroten.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SINH ĐỊA

Bổ, lợi tiểu. Chữa đái tháo đường, cơ thể suy nhược, thiếu máu, lao phổi, chảy máu cam, băng huyết, đa kinh, động thai, chảy máu bên trong, viêm thận mạn tính, viêm họng, phát ban, lỵ. Cũng dùng giải độc, làm mạnh tim, chữa mất ngủ. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, cao.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY SINH ĐỊA

Cây sinh địa có tên khoa học là REHMANNIA GLUTINOSA Libosch thuộc họ SCROPHULARIACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY SINH ĐỊA

r2

Cây cỏ, cao 20-30cm, sống nhiều năm, thường lụi vào mùa khô. Rễ mập thành củ. Lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, mọc tập trung thành hình hoa thị, mép khía răng tròn không đều. Gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp. Hoa hình ống, màu tím đỏ, mọc thành chùm trên một cuống chung dài. Quả nang, nhiều hạt. Toàn cây có lông mềm.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY SINH ĐỊA

Tháng 4-7.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY SINH ĐỊA

Cây nhập trồng ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây sinh địa, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây sinh địa được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)