Cây cau và công dụng của cây cau

Cau (danh pháp hai phần: Areca catechu), còn gọi là tân lang hay binh lang, là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae) được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương cũng như ở phía đông châu Phi. Nó là loại cây thân gỗ trung bình, cao tới 20 m, với đường kính thân cây có thể tới 20–30 cm. Các lá dài 1,5–2 m, hình lông chim với nhiều lá chét mọc dày dặc.

cau_cao

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CAU

Cây cau có tên gọi khác là tân lang, binh lang, mạy làng (Tày), pơ lạng (K’ho).

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CAU

Vỏ quả và hạt. Hái quả thật già, bóc lấy riêng vỏ và hạt, phơi hay sấy khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CAU

Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non, 15-20% trong hạt già; lipid 14% gồm laurin, olein, myristin; glucid 50-60%; muối vô cơ 5%; alcaloid 0,5% arecolin, arecaidin, guvacin, guvacolin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CAU

Arecolin làm co đồng tử, giảm nhãn áp trong bệnh tăng nhãn áp. Vỏ quả chữa bụng đầy trướng, phù, bí tiểu tiện, ốm nghén nôn mửa: Ngày 6 – 12g dạng sắc. Hạt chữa lỵ, ỉa chảy: Ngày 0,5 – 4g. Hạt còn chữa sốt rét, tẩy sán, dùng hạt thận trọng vì độc.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CAU

Tên khoa học của cây cau là ARECA CATECHU L thuộc họ ARECACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY CAU

15_Sep_2014_091916_GMTA11

Cây thân trụ, cao tới hơn 10m. Thân có nhiều vòng sẹo. Lá tập trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá xẻ lông chim. Cụm hoa là một bông mo, mo rụng khi hoa nở. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm, tụ tập thành bông phân nhánh; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới. Quả hạch, hình trứng. Một hạt màu nâu.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CAU

Tháng 5 – 12.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CAU

Cây trồng khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây cau, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cau được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)