Vông nem hay vông, hải đồng bì, thích đồng bì (danh pháp hai phần: Erythrina orientalis) là loài thực vật thuộc chiErythrina. Cây vông nem cao từ 10 m đến 20 m, thân có gai ngắn. Lá dài 10 cm đến 15 cm, gồm 3 lá chét. Hoa màu đỏ tươi, quả giáp, dài 15 cm đến 30 cm
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY VÔNG NEM
Lá vông, hải đồng, thích đồng, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY VÔNG NEM
Lá.Thu hái vào mùa xuân, hạ. Dùng tươi hay phơi khô. Còn dùng vỏ thân.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY VÔNG NEM
Thân và lá chứa alcaloid erythrinalin; hạt có alcaloid hypaphorin. Ngoài ra, còn có saponin migarrhin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÔNG NEM
An thần. Chữa mất ngủ do hồi hộp, lo âu. Ngày 8-16g lá khô sắc hoặc nấu cao uống. Thường phối hợp với lạc tiên, lá dâu… Lá tươi giã đắp chữa trĩ, sa tử cung. Bột lá rắc vết thương chống nhiễm trùng. Chữa phong thấp: Ngày 5-10g vỏ thân, dạng sắc, cao, rượu thuốc.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY VÔNG NEM
Tên khoa học của cây vông nem là ERYTHRINA VARIEGATA L. var ORIENTALIS (L.) Merr thuộc họ FABACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY VÔNG NEM
Cây to, cao gần 10m. Thân trơn nhẵn có gai ngắn. Lá mọc so le, 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Cuống lá chét có tuyến nhỏ. Hoa đỏ mọc thành chùm dày, trước khi cây ra lá. Quả đậu, màu đen, thắt lại giữa các hạt. Hạt hình thận, màu đỏ hay nâu.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY VÔNG NEM
Tháng 3-5.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY VÔNG NEM
Cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở khắp nơi.
Trên đây là một số thông tin vềcây vông nem, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây vông nem được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)