Cây trâu cổ và công dụng cây trâu cổ

Trâu cổ là loại dây leo, mọc bò, rễ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên có tên là cây vảy ốc. Lá ở các cành nhánh không rễ bám, mọc tự do thì lớn hơn, có cuống dài, mặt lá ráp. Chỉ ở các cành này mới có hoa và quả. Cây trâu cổ thường được trồng cho bám lên tường hay cây to để làm cảnh và che mát.

a322_400_Untitled_1_copy_2

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA TRÂU CỔ

Vảy ốc, cơm lênh, bị lệ, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn, mác púp (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA TRÂU CỔ

Cành lá thu hái quanh năm. Quả thu hái vào muà thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, sao vàng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRÂU CỔ

Chất gôm thuỷ phân cho glucosa, fructosa, arabinosa, protein, nhựa mủ.

4. CÔNG DỤNG CỦA TRÂU CỔ

Thuốc bổ máu, bổ toàn thân, chữa lỵ lâu ngày, trĩ, tắc tia sữa, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, bí đại tiểu tiện, lở ngứa, nhọt, đau lưng, nhức xương, thấp khớp. Ngày 8-16g cành và lá, dạng sắc, cao, rượu thuốc, hoặc 3-6g quả dạng sắc, cao hoặc làm mứt.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA TRÂU CỔ

Tên khoa học của cây trâu cổ là FICUS PUMILA L thuộc họ MORACEAE

6. MÔ TẢ CỦA TRÂU CỔ

18_Sep_2014_025122_GMTf2

Cây leo nhỏ. Thân mọc áp sát nhờ rễ. Khi cây còn nhỏ, lá hình vảy ốc. Ở cây trưởng thành, cành lá mọc vươn dài và mang hoa, quả. Lá mọc so le, nhẵn. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Hoa đực mọc ở gần đỉnh cụm hoa. Hoa cái ở dưới. Quả phức mọc riêng lẻ, nhẵn, màu tím nâu khi chín.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA TRÂU CỔ

Tháng 5-10.

8. PHÂN BỐ CỦA TRÂU CỔ

Cây mọc hoang bám vào thân cây to, vách đá trong rừng, tường ẩm. Còn được trồng làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin vềcây trâu cổ , thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây trâu cổ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)