Rau dừa nước là loài liên nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng ở các ruộng nước, ao hồ, đầm nước, nương rạch. Lá và ngọn non thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, dùng tươi hay thái nhỏ phơi khô dùng dần.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA RAU DỪA NƯỚC
Rau dừa trâu, thụy thái, thủy long, du long thái, co nha pót (Thái), phjăc póp nặm (Tày)
Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng nước, ao, đầm.
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA RAU DỪA NƯỚC
Cả cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.
3. CÔNG DỤNG CỦA RAU DỪA NƯỚC
Chữa sốt, viêm bàng quang, đái buốt, đái nhắt, đái ra máu, đái ra dưỡng chấp, huyết dưỡng chấp niệu, lỵ ra máu. Ngày 100 – 200g cây khô dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, cả cây giã đắp chữa rắn cắn, bỏng, bệnh sài đầu và bệnh da đầu khác.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA RAU DỪA NƯỚC
Rau dừa nước có tên khoa học là LUDWIGIA ADSCENDENS (L.) Hara thuộc họ ONAGRACEAE
5. MÔ TẢ CỦA RAU DỪA NƯỚC
Cây cỏ, mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp hình trứng, màu trắng. Thân mềm yếu, bén rễ ở các mấu. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù. Hoa trắng mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang dài, có lông nhỏ, chứa nhiều hạt.
6. MÙA HOA QUẢ CỦA RAU DỪA NƯỚC
Tháng 6- 8.
7. PHÂN BỐ CỦA RAU DỪA NƯỚC
Cây mọc hoang khắp nơi, ở ruộng nước, ao, đầm.
Trên đây là một số thông tin về rau dừa nước, thành phần hóa học cũng như tác dụng của rau dừa nước được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)