Cây vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY VẰNG
Chè vằng, râm trắng, râm ri, lài ba gân
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY VẰNG
Cành lá, thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY VẰNG
Lá chứa alcaloid, nhựa, flavonoid.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY VẰNG
Kháng sinh, chống viêm, thuốc bổ đắng cho phụ nữ đẻ. Trị nhiễm khuẩn sau đẻ, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương, ngứa, lở chốc. Ngày 20 – 30g cành lá sắc uống. Lá tươi sắc dùng tắm, rửa hoặc giã đắp.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY VẰNG
Cây vằng có tên khao học là JASMINUM SUBTRIPLINERVE Blume thuộc họ OLEACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY VẰNG
Cây bụi nhỏ. Cành nhẵn. Lá mọc đối, 3 gân tỏa từ gốc. Hai mặt lá nhẵn, bóng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 2- 3 hoa màu trắng,thơm. Quả mọng, khi chín màu đen. Theo nhân dân, có 3 loại vằng: Vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc. Tránh nhầm với cây lá ngón (Gelsemium elegans Benth.) có lá rất độc.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY VẰNG
Hoa: Tháng 3- 4; Quả: Tháng 5- 6.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY VẰNG
Cây mọc hoang ở rừng núi và trung du.
Trên đây là một số thông tin về cây vằng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây vằng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)