Cây cối xay (danh pháp hai phần: Abutilon indicum L., đồng nghĩa Sida indica L.) là một loại cây thuộc Họ Cẩm quỳ(Malvaceae). Cây cao cỡ 1m, lá hình tim, hoa vàng to, quả có 10 manh nang xếp quanh trục như một cái cối xay. Cây cối xay mọc ở đất khô. Cây có chứa nhiều chất nhờn.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY CỐI XAY
H_3CỐI XAY, giàng xay, quýnh ma, kim hoa thảo, ma bản thảo, co tó ép (Thái), phao tôn (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY CỐI XAY
Toàn cây. Thu hái vào mùa hạ, thu. Dùng tươi hoặc phơi khô
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỐI XAY
Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY CỐI XAY
Chữa cảm sốt nhức đầu, ù tai, bí tiểu tiện, bạch đới: Ngày 4-8g rễ hoặc lá, sắc. Chữa mụn nhọt, lỵ, rắn cắn: Lá tươi và hạt (ngày 8-12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa vàng da, hậu sản: Phối hợp cối xay với các dược liệu khác.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY CỐI XAY
Tên khoa học của cây cối xay là ABUTILON INDICUM (L.) Sweet thuộc họ SMILACAEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY CỐI XAY
Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1-1,5m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc. Quả nom giống cái cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY CỐI XAY
Hoa: Tháng 2-3; Quả: Tháng 4-6.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY CỐI XAY
Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi..
Trên đây là một số thông tin về cây cối xay, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây cối xay được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)