Cây thổ phục linh là một loài cây leo, thân mềm, không gai . Lá hình trứng, gốc lá hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình táng, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đường kính 8 đến 10mm, khi chín thường có màu đen, quả có 2 đến 4 hạt hình trứng.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Khúc khắc, khau đâu (Tày), d’rạng lò (Châu mạ), tơ pớt (K’ho), lái (K’dong), mọt hoi đòi (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Rễ củ chứa b-sitosterol, stigmasterol, saponin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Thuốc chống viêm, chống dị ứng, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, giải độc cơ thể, trị lở ngứa, mụn nhọt, viêm tấy, vảy nến, tổ đỉa, thấp khớp, đau nhức xương, lao hạch, giang mai, ngộ độc thủy ngân. Ngày 15- 30g dạng thuốc sắc, cao nước hoặc hoàn tán.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Cây thổ phục linh có tên khoa học là SMILAX GLABRA Roxb thuộc họ SMILACACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Dây leo, dài 4- 5m. Rễ củ nạc, vặn vẹo. Cành không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, đầu nhọn, 3 gân hình cung. Cuống lá mang 2 tua cuốn nhỏ do lá kèm biến thành. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhat, mọc thành tán đơn ở kẽ lá. Cuống hoa dài hơn cuống tán. Quả mọng, hình cầu, gần như 3 cạnh, khi chín màu đen. Cây dây kim cang (Heterosmilax erythrantha Baill.) cũng được dùng để thay thế.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Hoa: Tháng 5 – 7; Quả: Tháng 8 – 12.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THỔ PHỤC LINH
Cây mọc hoang ở miền núi và trung du.
Trên đây là một số thông tin về cây thổ phục linh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thổ phục linh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)