Cây ô đầu thuộc loại cỏ, mọc hàng năm, cao chừng 0,6 – 1m, rễ phát triển thành củ có hình nón, thân mọc thẳng đứng có ít cành. Lá mọc so le hình dáng và kích thước của lá có khác nhau chút ít tùy theo loài.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY Ô ĐẦU
Cây ô đầu còn tên gọi khác là củ gấu tàu, ấu tàu, phụ tử, cố y (H’mông), co ú tàu (Thái), thảo ô, xuyên ô
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY Ô ĐẦU
Rễ củ. Thu hái vào mùa thu trước khi cây ra hoa. Phơi khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY Ô ĐẦU
Rễ củ chứa alcaloid aconitin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY Ô ĐẦU
Chữa nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, bong gân, đụng giập. Rễ củ thái mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp. Không được uống. Đông y chế biến ô đầu thành phụ tử. Thuốc độc, khi dùng phải rất thận trọng.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY Ô ĐẦU
Tên khoa học của cây ô đầu là ACONITUM FOTUNEL Hemsl thuộc họ RANUNCULACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY Ô ĐẦU
Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,6-1m. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép có răng cưa to. Lá già xẻ 3 thùy không đều, mép khía răng nhọn. Hoa to màu xanh lam, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5 đại mỏng. Hạt có vảy.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY Ô ĐẦU
Tháng 10-11.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY Ô ĐẦU
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm mát.
Trên đây là một số thông tin về cỏ ô đầu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cỏ ô đầu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)