Thông thiên là loài cây có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana Beach, Hawaii…
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Cây thông thiên có tên gọi khác là cây đầu tây
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Hạt. Thu hái quả khi chín. Phơi khô. Khi dùng, đập vỡ vỏ , lấy nhân.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Hạt thông thiên chứa các glucosid trợ tim như thevetin (A,B) 2’-O-acetyl cerberosid, neriifolin, cerberin, peruvosid, theveneriin, acid peruvosidic.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Thuốc trợ tim, chữa suy tim. Dùng hoạt chất thevetin chiết từ hạt dưới dạng dung dịch 1%0 để uống, ngày 1-2ml, hoặc dạng ống tiêm 2ml = 1mg, ngày 1- 2 ống. Hạt giã nát còn dùng làm thuốc trừ sâu. Thuốc rất độc.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Cây thông thiên có tên khoa học là THEVETIA PERUVIANA (Pers.) K. Schum thuộc họ APOCYNACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Cây nhỏ, cao 2- 3m. Cành mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá mọc so le, hình mác hẹp, gân chính rõ. Hoa to, màu vàng tươi mọc thành xim gồm 2- 3 cái ở kẽ lá gần ngọn. Quả hạch, có cạnh nhẵn. Hạt màu nâu. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Hoa: Tháng 4- 6; Quả: Tháng 7- 10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THÔNG THIÊN
Cây nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Trên đây là một số thông tin về cây thông thiên, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thông thiên được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)