Cây trạch tả và công dụng của cây trạch tả

Trạch tả hay còn gọi thủy đề, mã đề nước (danh pháp khoa học: Alisma plantago-aquatica) là loài thực vật có hoa, bản địa của hầu khắp bán cầu Bắc, gồm châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ. Loài này sống ở vùng bùn lầy hoặc vùng nước ngọt.

cay-trach-ta

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Trạch tả còn có tên gọi khác là mã đề nước

2. BỘ PHẬN DÙNG  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước muối, sao vàng.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Thân rễ chứa tinh dầu có alisol A, B, C và epialisol A, nhựa, protid và tinh bột.

4. CÔNG DỤNG  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt, sỏi thận, bụng đầy trướng, nôn ọe, ỉa chảy. Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán. Có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ thiếu sữa và trị đái đường.

5. TÊN KHOA HỌC  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Cây trạch tả có tên khoa học là ALISMA PLANTAGO-AQUATICA L thuộc họ  ALISMATACEAE

6. MÔ TẢ  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

18_Sep_2014_100209_GMTa011

Cây cỏ, cao 40-50 cm, mọc ở ao đầm và ruộng nước. Thân rễ hình cầu, màu trắng. Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung. Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa cụm lá. Quả bế.

7. MÙA HOA QUẢ  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Tháng 10-11.

8. PHÂN BỐ  CỦA CÂY TRẠCH TẢ 

Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở nhiều nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây trạch tả, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây trạch tả được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)