Cây thường sơn và công dụng của cây thường sơn

Thường sơn là cây nhỏ, cao đến 2 m, thân hình trụ, nhẵn, màu tím, hoa xanh tím hay hồng, quả mọng màu xanh. Thường sơn là cây làm thuốc trong Đông y. Nó được dùng để chữa bệnh sốt rét.

d31514967fd31ab

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Thường sơn tía, ô rô lửa, thục tất, áp niệu thảo, sleng slảo mè (Tày)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao vàng. Lá hái vào xuân hạ, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Rễ chứa các alcaloid: ỏ-dichroin, õ-dichroin, ó-dichroin và 4-ketodihydroquinazolin.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn, do vậy dùng thuốc sắc từ lá, rễ đã tẩm rượu sao vàng, ngày 6-12g, hoặc dùng alcaloid toàn phần. Dùng riêng hoặc trong công thức phối hợp với một số cây khác.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Tên khoa học của cây thường sơn là DICHROA FEBRIFUGA Lour thuộc họ HYDRANGEACEAE

6. MÔ TẢ CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

D4

Cây nhỏ, cao 1-2m. Thân nhẵn, màu lục hoặc tím nhạt. Lá mọc đối, mép có răng cưa. Cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa hình xim mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tím. Quả mọng màu lam hoặc tím. Hạt nhỏ, hình quả lê. Tránh nhầm với cây thường sơn trắng (Gendarussa ventricosa Nees) và thường sơn Nhật Bản (Phlogacanthus turgidus Nich.).

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Tháng 5-6.

8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THƯỜNG SƠN

Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát ven suối.

Trên đây là một số thông tin vềcây thường sơn, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thường sơn được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)