Cây hoàng tinh hoa đỏ thường mọc nơi ẩm mát, vùng núi cao nhiều nơi ở tỉnh Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An, Yên Bái. Thu hoạch củ vào mùa thu – đông. Rửa sạch, đồ chín, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đun với nước mật, rồi phơi khô. Đồ và phơi như vậy 9 lần đến khi có màu đen đen như củ Thục địa là được. Nếu không nấu như trên thì vị ngứa không dùng được.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Hoàng tinh lá mọc vòng, củ cơm nếp
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng đun với nước mật, rồi phơi khô. Đồ và phơi như vậy 9 lần.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Thân rễ chứa chất nhầy, tinh bột, đường.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Thuốc bổ dưỡng, chữa phổi yếu, ho khan, khát nước, khái huyết, đau lưng, đau khớp, suy nhược cơ thể. Ngày dùng 12-20g dạng thuốc bột, thuốc viên, thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Hoàng tinh hoa đỏ có tên khoa học là POLYGONATUM KINGIANUM Coll. et Hemsl thuộc họ CONVALLARIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1-1,2m. Thân rễ mập, màu trắng ngà, chia đốt. Lá hẹp, không cuống, mọc vòng 5-10 lá. Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống mang 2 hoa. Quả mọng, hình trái xoan, màu xanh tím.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Hoa: Tháng 3-5. Quả: Tháng 6-8.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY HOÀNG TINH HOA ĐỎ
Cây mọc hoang ở vùng núi lạnh, cao hơn 1.200m, chỗ đất ẩm, mát, nhiều mùn.
Trên đây là một số thông tin về cây hoàng tinh hoa đỏ, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây hoàng tinh hoa đỏ được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)