Nguyên nhân tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là khi đại tiện phân nát hoặc lỏng nước trên 3 lần/ngày trong thời gian ít hơn 2 tuần.

Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp:

– virus

– vi khuẩn

– ký sinh trùng

– thuốc

– Bệnh gây rối loạn chức năng ruột

tieu-chay-cap

1. Nguyên nhân virus

Virus là một nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp, còn được gọi là nhiễm virus dạ dày, ruột

Các virus thường gây tiêu chảy cấp bao gồm

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ em
    adenovirus
    calicivirus
    Astrovirus.
    Các nguyên nhân tiêu chảy do virus khác bao gồm nhiễm một trong số các virus sau:
  Norovirus, mà là một nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp trên các tàu du lịch (norovirus viêm dạ dày ruột). Norovirus xác định đầu tiên được biết đến như virus Norwalk.
    Cytomegalovirus.
    Herpes simplex virus.
    Viêm gan vi rút.

2. Nguyên nhân nhiễm khuẩn
Một số vi khuẩn có thể là nguyên nhân của tiêu chảy:

Staphylococcus aureus (S. aureus) – thường hay nhiễm ở các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.

Clostridium perfringens – thường hay nhiễm ở các thực phẩm được hâm ấm.

Bacillus cereus – thường lây nhiễm  qua gạo và đậu, kể cả giá sống.

Salmonella – hay nhiễm ở trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi.

Shigella – trực khuẩn này là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn.

Escherichia coli (E. coli) – hay nhiễm ở thịt chưa nấu chín; tuy nhiên, các trận dịch tiêu chảy E. coli thường liên quan đến giá sống, nước trái cây chưa qua diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur, các loại nem chua, rau cải, và phó mát.

Campylobacter jejuni – thường nhiễm ở chim, gà, vịt.  Vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm.

Yersinia enterocolitica – một vi khuẩn gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.

Vibrio parahaemolyticus – một loại nhiễm trùng thường do ăn đồ biển sống, nhất là hàu.

Vibrio cholerae – vi khuẩn gây bệnh tả, thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.

3. Ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và “đóng đô” ở hệ thống tiêu hóa.  Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:

Giardia lamblia – ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.

Entamoeba histolytica – ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.

Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm.  Nguy cơ thường cao hơn ở trẻ em hơn là người lớn.  Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này.  Vì ký sinh trùng này có thể sống trong nước nên nước cũng có thể là nguồn lây lan.

4. Thuốc men

Có khá nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy.  Một số thuốc thông thường là:

Thuốc kháng sinh

Thuốc chống cao huyết áp

Nhuận tràng

Thuốc chống acid dịch vị, thuốc chứa magnesium.

Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy:

Rượu

Cà phê

Trà

Kẹo cao su không đường và bạc hà cũng có thể gây tiêu chảy

5. Bệnh

Buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu (sepsis), các bệnh truyền nhiễm liên quan đến tình dục như AIDS, viêm tai, v.v… cũng có thể gây ra tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích

 Hoài Nam

Tags: