Người cao tuổi thường xuyên phải đối mặt với những chứng táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu,… bao gồm những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.
Các bệnh tiêu hóa người già hay gặp
Tiêu chảy: Người già do hệ miễn dịch và tiêu hóa hoạt động kém hơn, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng rất dễ tạo điều kiện cho các yếu tố gây Tiêu chảy hoành hành. Tiêu chảy cấp hoặc mạn đều gây mất nước, mất điện giải khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút do cơ thể mệt mỏi, đau đớn, ăn uống kém ngon, lúc nào cũng lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, mất hứng thú với cuộc sống, mất tập trung, dễ cáu gắt.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: Khi độ toan ở dịch vị giảm (do tuổi cao), vi khuẩn HP sẽ gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, người cao tuổi có thể bị bệnh dạ dày do tác dụng phụ của một số thuốc người cao tuổi hay dùng như thuốc xương khớp, thuốc tim mạch…
Sa dạ dày: Nếu dạ dày co bóp kém có thể làm dạ dày sa xuống thấp ở các mức độ từ nhẹ tới nặng. Sa sạ dày sẽ làm thức ăn tồn lưu rất lâu trong dạ dày khiến người già cảm thấy nặng bụng.
Sỏi mật: Từ tuổi 40, túi mật đã bắt đầu có dấu hiệu “già”, túi mật teo đi (chứa được ít mật), các cơ ở vách túi mật kém sức co bóp (đẩy không hết mật xuống ruột), ngoài ra gan cũng kém sản xuất mật, lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi. Do vậy, người già dễ mắc bệnh sỏi mật hơn người trẻ.
Táo bón: Táo bón là một bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, đặc biệt táo bón ở người cao tuổi. Lý do thường gặp nhất là do chức năng và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút, do ít vận động và đặc biệt là do người cao tuổi ít ăn rau. Táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn cho nên mỗi lần đi ngoài người cao tuổi rất sợ vì phải rặn mạnh sẽ gây đau và chảy máu. Chính vì các lý do đó mà táo bón càng ngày càng nặng thêm gây đau quặn bụng, nhất là vùng bụng dưới và 2 hố chậu…
Phòng bệnh như thế nào?
Một số bệnh gây rối loạn tiêu hóa hay gặp ở người già có thể không cần uống thuốc vẫn có thể tự khỏi hoặc giảm đi nếu người già có chế độ ăn uống, tập luyện điều độ.
Chế độ ăn hợp lý: Tùy từng bệnh lý và thể trạng, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn nhiều rau và thức ăn có nhiều chất xơ. Phải đảm bảo ăn chín uống sôi, thức ăn cần được nấu kỹ, ưu tiên thức ăn mềm, loãng. Phải đảm bảo “ăn chín uống sôi”, thức ăn cần được nấu kỹ hơn, ưu tiên thức ăn mềm, loãng; Không ăn quá no vì sẽ càng làm tăng thêm tình trạng đầy chướng bụng. Không nên uống rượu, bia; Không ăn chất cay, nóng như ớt, hành, hạt tiêu…
>>>> XEM THÊM: Những nguyên nhân của chứng trướng bụng, đầy hơi
Tập luyện điều độ: Ngoài dinh dưỡng, người cao tuổi nên tạo thói quen luyện tập thể thao hàng ngày để vừa cải thiện chức năng tiêu hóa, vừa tăng cường sức khỏe. Hàng ngày không nên ngồi lâu một chỗ vì các tư thế này một mặt gây cản trở sự chuyển vận, lưu thông trong ống tiêu hóa, mặt khác làm ức chế nhu động các cơ trơn dạ dày – ruột.
Giữ tinh thần thoải mái: Người cao tuổi nên giữ tinh thần thoải mái, cố gắng giảm thiểu những căng thẳng, bực tức cho người cao tuổi vì tâm lý không thoải mái sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho bộ máy tiêu hóa và dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
Trên đây là những căn bệnh thường gặp về đường tiêu hóa ở người già mà chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thật bổ ích. Xin cảm ơn.
Giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp – mãn tính, đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…