Cách xử trí các bệnh về da khi mùa lũ đến

Sau mùa lũ, do điều kiện nguồn nước kém, nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh về da rất nhiều. Bài viết này sẽ giúp cung cấp những thông tin về Cách xử trí các bệnh về da khi mùa lũ đến  để bạn có thể xử lý, phòng ngừa bệnh khi lũ đến.

Một số bệnh về da trong mùa mưa lũ

– Chốc lở: Nguồn nước kém, ăn uống thiếu chất, người lao động trong mùa lũ thưỡng dễ khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vết thương xuất hiện những mụn nước, mụn mủ trên da, khi dập vỡ tạo nên các vết loét nông, có vảy màu vàng hoặc màu nâu, xung quanh có viền vảy, quầng đỏ.

– Viêm nang lông: Tắm rửa, giặt giũ ở nguồn nước bẩn làm nhưng nang lông ở: đầu, lông nách, lông sinh dục, râu,… bị bít tạo thành những mụn mủ ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa.

– Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma): Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh không  rột rửa sạch mồ hôi ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thương tổn càng nặng là mda màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng.

– Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân: (pitted keratolysis): còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1-3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa.

– Ghẻ: Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan rất nhanh.

– Nước ăn chân: Bệnh nước ăn chân thực ra là do bệnh nhân bị nhiễm phải nấm Candida và Blastomycet. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân, nếu không điều trị kịp thời các vết loét sẽ sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau hơn. Bệnh nhân mắc phải bệnh này cần hạn chế lội nước, lâu chân khô trước khi mang giầy dép, thường xuyên dùng thuốc chống nấm để tránh tái nhiễm.

Cách xử trí khi mắc bệnh ngoài da

Khi bị các bệnh ngoài da cần ngừng ngay việc tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, vệ sinh thân thể bằng nguồn nước sạch đã được khử khuẩn. Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn betadin, bôi thuốc sát khuẩn, xanh methylen, castellani. Khi vết thương đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin và uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng.

Đối với các bệnh gây ngứa như viêm da, mẩn ngứa, ghẻ,… người bệnh cần hết sức tránh gãi, hạn chế làm tổn thương da làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Nếu bị nước ăn chân, người dân cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép, phải dùng thuốc chống nấm theo đúng chỉ định của thầy thuốc kết hợp rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm để tránh tái phát.