Khô khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Khô khớp gối là tình trạng các khớp phát ra tiếng lạo xạo, lục khục khi vận động, làm ảnh hưởng đến quá trình đi lại, đứng lên ngồi xuống thậm chí là teo cơ, liệt, mất khả năng đi lại nếu không được khám và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây nên khô xương khớp? Triệu chứng ra sao? Cách điều trị như thế nào? Cùng Bệnh viện Phương Đông tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp gối

 Do tuổi tác

Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị khô khớp gối do các dịch khớp gối ngày càng ít đi cùng với sự thoái hóa của xương khớp, khớp, sụn khớp….

Thường xuyên phải lao động nặng nhọc

Sử dụng chân để di chuyển hoặc bê vác, tạo lực đẩy sẽ có nguy cơ mắc các bệnh khớp nói chung và bệnh khô khớp gối nói riêng.

 Chế độ dinh dưỡng thiếu và không đủ dưỡng chất

Tình trạng này dẫn đến tình trạng thiếu canxi và các vitamin quan trọng giúp điều tiết việc tiết dịch khớp gối, dẫn đến tình trạng khớp gối bị khô.

Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh

Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra những tác dụng phụ cho xương khớp, hạn chế việc tiết dịch xương khớp gây khô khớp.

Tuổi tác là nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp gối

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp gối

Các triệu chứng thường gặp của bệnh khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối phần lớn có các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khô khớp gối thường có những triệu chứng như:

– Đầu gối đau nhẹ, đau âm ỉ, và đau hơn khi thay đổi tư thế, di chuyển

– Đứng lên ngồi xuống cảm giác mỏi nhức

– Khi lên xuống cầu thang thường nghe tiếng động lạo xạo phát ra ở đầu gối, bệnh càng nặng tiếng kêu càng to và rõ ràng hơn.

– Cơn đau nhiều hơn vào ban đêm, mỗi sáng thức dậy hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.

Khô khớp gối khiến người bệnh cảm thấy đau nhức

Khô khớp gối khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh khô khớp gối?

Các loại cá biển

Cá biển như: cá hồi, cá ngừ… chứa một lượng lớn axit béo Omega 3 có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm khô khớp hiệu quả. Nên ăn cá ít nhất 2 – 3 lần/tuần để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.

Sữa

Canxi và vitamin D trong sữa giúp cải thiện chất lượng xương khớp, trong đó thành phần collagen thủy phân tham gia vào quá trình tái tạo sụn, giúp khớp trở nên dẻo dai. Nên bổ sung 2 – 3 ly sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua mỗi ngày.

Ngũ cốc: Gạo lứt, yến mạch… cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa. Đậu nành có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn, làm giảm nhẹ các tác động hủy hoại sụn khớp.

Rau xanh 

Bắp cải chứa nhiều vitamin K giúp tăng mật độ xương, ngăn ngừa sự rạn xương và bào mòn sụn.

Trái cây

Một số loại trái cây cung cấp hàm lượng vitamin C cao như: cam, chanh, bưởi… kháng viêm hiệu quả.

Ngoài ra, tập thể dục cải thiện sức đề kháng và thúc đẩy trao đổi chất vừa tăng cường sức khỏe vừa củng cố chức năng xương khớp. Một số bài tập thể dục đơn giản mà bạn có thể áp dụng như chạy bộ, đạp xe, yoga…

Thực phẩm cho người khô khớp gối

Người bị khô xương khớp cần có chế độ ăn uống khoa học hợp lý để bệnh nhanh chóng được khắc phục hiệu quả

Cách điều trị bệnh khô khớp gối

Dùng thuốc

Các thuốc bổ xương khớp giúp cải thiện khô khớp. Siêu Thị Y Tế đã tổng hợp TẠI ĐÂY, bạn có thể tham khảo nhé.