Thông điệp thế giới
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là cụm bệnh khó thở mạn do nghẽn đường thở ngày càng nặng mà không trở lại như trước được. Đây là bệnh chết người xu hướng tăng dần chỉ sau bệnh mạch vành, mạch máu não và nhiễm khuẩn hô hấp mà 90% xảy ra tại các nước thu nhập thấp và trung bình trong đó có Việt Nam. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phần lớn có ở người hút thuốc lâu năm hoặc hít không khí ô nhiễm lâu ngày.
Kể từ năm 2002 đến nay, cứ đến ngày thứ tư của tuần thứ hai hoặc ba trong tháng 11 thì Chương trình Sáng kiến Toàn cầu chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tổ chức Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thế giới nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cải thiện chăm sóc người bị bệnh này. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh ngừa được và chữa được. Năm nay, Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Thế giới là thứ tư ngày 16 tháng 11 với chủ đề “Quý vị có bị khó thở? Coi chừng bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hãy đến bác sỹ đo dung tích phổi!” Đo dung tích phổi là cách đơn giản để xem người bệnh có bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không mà máy đo và phí đo không lấy gì gọi là đắt tiền còn thời gian đo thì nhanh chóng.
Vai trò giáo dục sức khỏe cộng đồng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Việt Nam
Tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành là 50%. Ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng nhất là ở các đô thị lớn. Tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người từ 40 tuổi trở lên là 4%. Việt Nam là nước có tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tại Tp Hồ Chí Minh chỉ có 16,8% người là đã từng nghe nói đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 11% biết đến phép đo dung tích phổi và 8% số người bệnh đến khám đã từng đo dung tích phổi.
Thế làm sao để người bệnh biết mà đi khám và đo dung tích phổi? Chỉ có giáo dục sức khỏe cộng đồng lien tục trên nhiều phương tiện như tư vấn, báo giấy, báo điện tử, áp phích, tờ rơi, sách nhỏ tại nhiều nơi như nhất là khu vực có nhiều khói thuốc, nhiều ô nhiễm không khí hoặc nhiều người hút thuốc. Để cải thiện tình trạng hiểu biết và phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đòi hỏi tầm nhìn và nỗ lực của Chính phủ cũng như tính dấn thân của các tổ chức thiện nguyện chống lại căn bệnh gây chết người đứng hàng thứ tư này.
Mong thay!
Tìm hiểu thêm tại đây: http://songtraclinic.com/index.php/health/detail/54